Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu Lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế
Phát biểu khai mạc của Bộ Y tế Bộ Y tế
Phát biểu chào mừng của Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhóm chủ đề 1 Báo cáo và tham luận của các đơn vị tham gia về vai trò đổi mới sáng tạo, các mô hình telehealth
Mô hình trung tâm hỗ trợ dự án và đổi mới sáng tạo Đại học Y Dược TP.HCM. GS. TS. Trần Diệp Tuấn, PGS. TS. Trần Ngọc Đăng, Đại học Y Dược TP.HCM. Khám phá vai trò của đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. TS. Hồ Bích Hải, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford - OUCRU. Mô hình Telehealth trong hoạt động khám chữa bệnh tại BV ĐHYHN. PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ứng dụng mô hình tele-ECHO trong chiến lược cải tiến hiệu quả điều trị và hướng đến chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cộng đồng thông qua xây dựng cộng đồng học tập chuyên ngành Nhi khoa trong mạng lưới y tế miền Bắc Việt Nam. TS. BS. Lê Hồng Nhung, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nhóm chủ đề 2 Các báo cáo về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị
Vai trò của thông minh nhân tạo trong y học cá nhân. GS. TS. Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tâm Anh. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị một số bệnh di truyền hay gặp: Cập nhật xu hướng và kết quả ứng dụng. PGS.TS. Nguyễn Thị Trang, Trường Đại học Y Hà Nội. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện tổn thương đường tiêu hoá tại Việt Nam. PGS.TS Đào Việt Hằng; Ths Lê Quang Hưng, Trường Đại học Y Hà Nội. Trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ chẩn đoán bệnh lao tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương. Nền tảng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI /CHATGPT) hỗ trợ thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số y tế và nền tảng hỗ trợ chẩn đoán và điều trị DrAid™ CT ung thư gan. Trương Quốc Hùng, Tổng giám đốc Công ty VinBrain.
Giải lao
Nhóm chủ đề 3 Các báo cáo về ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong điều trị
Ứng dụng các kỹ thuật mới trong điều trị các bệnh lý tim mạch phức tạp. BSCK2. Kiều Ngọc Dũng, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong dự phòng, điều trị và quản lý lao. TS. Nguyễn Thu Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock. Ứng dụng công nghệ 3D trong điều trị cá thể hóa. ThS. BSCKII. Phạm Trung Hiếu, Hệ thống y khoa Vinmec. Sử dụng Robot trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật sọ não và cột sống. ThS. BS. Chu Tấn Sĩ, Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh TP. HCM.
Nhóm chủ đề 4 Các báo cáo về ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong y tế cộng đồng
Phát triển thiết bị lấy, xử lý và xét nghiệm mẫu Bệnh phẩm. PGS. TS. Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Ứng dụng IoT và Big Data trong thu thập dữ liệu sinh trắc học và môi trường. TS. Đinh Xuân Thành, Phó Viện trưởng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Thiết bị xử lý nước thải y tế bằng công nghệ Plasma kết hợp Ozon công suất 1-5m3/24h. Báo cáo viên của Công ty CP Plasma Việt Nam
Thảo luận
Tổng kết và Bế Mạc Đại diện Bộ Y tế
Diễn giả
TS. Nguyễn Ngô Quang
Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo
Diễn giả
TS. Nguyễn Ngô Quang
Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo
Bộ Y tế
TS. Quang Nguyên Ngô hiện đang giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế. Ông đồng thời là Chánh Văn phòng Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Trung ương của Dự án Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (Dự án HPET). Đây là một trong những dự án quan trọng và lớn nhất của ngành y tế Việt Nam, sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và nguồn vốn không hoàn lại của Phái đoàn EU tại Việt Nam.
Bắt đầu học đại học y khoa tại Trường Đại học Y Thái Nguyên, Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang đã đạt được trình độ học vấn cao hơn và có bằng cấp về Y tế Công cộng, Thử nghiệm lâm sàng, phát triển sản phẩm mới tại các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam, Thái Lan (Đại học Mahidol), Vương quốc Anh (Oxford Uni.) và Hoa Kỳ. Mỹ (Đại học Harvard).
Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang có kỹ năng quản lý và lãnh đạo xuất sắc, đồng thời có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng về quản lý khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm mới ngành y tế của Việt Nam.
TS. Hồ Bích Hải
Diễn giả
TS. Hồ Bích Hải
Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford – OUCRU
TS Hồ Bích Hải được đào tạo chuyên ngành Khoa học máy tính (Đại học East Anglia, An Quốc) và ngành Tin sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản - JAIST), hiện làm việc tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford, TP Hồ Chí Minh. Lĩnh vực nghiên cứu gồm các ứng dụng học máy và thiết bị mới trong hồi sức tích cực với điều kiện nguồn lực hạn chế, đặc biệt là vấn đề theo dõi sinh hiệu liên tục cho các bệnh truyền nhiễm.
PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Diễn giả
PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu là chuyên gia can thiệp các bệnh tim bẩm sinh và cấu trúc ở trẻ em và người lớn. Ông được phong hàm Phó Giáo sư năm 2013. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực can thiệp tim mạch, ông đã có nhiều cống hiến trong lĩnh vực tim mạch ở Việt Nam. Với những nỗ lực, tâm huyết, trình độ và những đóng góp lớn của mình, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã góp tiếng nói của mình về lĩnh vực y tế lên diễn đàn Quốc hội. Ông là bác sĩ can thiệp số ca bệnh tim bẩm sinh cao nhất ở Việt Nam. Đôi bàn tay khéo léo của ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông là người mang kỹ thuật can thiệp Tim bẩm sinh của Việt Nam vươn ra thế giới. Chính vì thế ông được tin tưởng và trở thành một chuyên gia tim mạch của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều tổ chức tim mạch uy tín khác. Ông đã giúp đào tạo một số lượng lớn các bác sĩ can thiệp Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ông cũng đã đi đến nhiều nước có tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh và bệnh tim cấu trúc còn cao để hỗ trợ can thiệp như Ấn độ, Myanmar…Ông cũng tham dự và là diễn giả tại nhiều hội nghị trên toàn thế giới trình bày các chủ đề liên quan đến việc can thiệp vào các bệnh tim bẩm sinh và cấu trúc. Ngoài can thiệp, ông còn có nhiều hoạt động từ thiện sàng lọc trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, tư vấn và điều trị cho các em nhỏ.
TS. BS. Lê Hồng Nhung
Phó Giám đốc Trung tâm Chỉ đạo tuyến
Diễn giả
TS. BS. Lê Hồng Nhung
Phó Giám đốc Trung tâm Chỉ đạo tuyến
Bệnh viện Nhi Trung ương
Quá trình đào tạo:
+ Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội:2006
+ Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa, chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh: 2016
+ Bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Bệnh viện: 2023
Quá trình làm việc:
+ Công tác tại khoa Chẩn đoán hình ảnh từ năm 2007 đến nay.
+ Năm 2019, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc TT Chỉ đạo tuyến, phụ trách đào tạo và chương trình Telehealth.
+ Năm 2023, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc phụ trách TT Chỉ đạo tuyến.
Công trình nghiên cứu khoa học: Là tác giả đứng đầu của 5 bài báo quốc tế và 6 bài báo trong nước.
PGS.TS. Nguyễn Thị Trang
Diễn giả
PGS.TS. Nguyễn Thị Trang
Trường Đại học Y Hà Nội
- Chủ nhiệm: 01 đề tài cấp Nhà nước, 01 đề tài cấp Bộ Y tế, 04 đề tài cấp Cơ sở. Thư kí khoa học: 01 đề tài cấp nhà nước. Thành viên chính: 02 đề tài cấp Bộ Y tế, 02 đề tài Cấp cơ sở.
- 03 bằng độc quyền sở hữu trí tuệ và 01 giải pháp đã được chấp nhận đơn hợp lệ.
- Công bố: 95 bài báo khoa học (65 bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành trong nước, 30 bài báo khoa học quốc tế);
- Chủ biên 01 sách chuyên khảo, 01 chương sách chuyên khảo quốc tế; tham gia biên soạn: 04 cuốn sách và giáo trình.
Một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học xuất sắc, được ứng dụng
- Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ fructose và kẽm đến vô sinh nam, độ phân mảnh DNA tinh trùng ở nam giới vô sinh
- Áp dụng thành công ghiên cứu mối liên quan đột biến gen với sẩy thai tái diễn, tự kỷ, ADHD, tim mạch, đột quỵ, ung thư…trong khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật DNA- microarray để chẩn đoán khiếm thính bẩm sinh
- Nghiên cứu phát triển Bộ xét nghiệm định lượng fructose và kẽm trong tinh dịch ứng dụng chẩn đoán vô sinh nam
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tầm soát trước sinh một số bất thường hay gặp ở Việt Nam. Áp dụng thử nghiệm tại BV PSTW, BV PSHN và ĐHYHN.
- Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới phát hiện đột biến gen liên quan đến sự đáp ứng thuốc điều trị một số loại ung thư ở Việt Nam
- Trí tuệ nhân tạo trong y tế.
ThS. Lê Quang Hưng
Diễn giả
ThS. Lê Quang Hưng
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 2011 và nhận học vị Thạc sỹ Y học – chuyên ngành Nội Tiêu hóa năm 2018. Hiện đang là nghiên cứu sinh của Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ điều trị tại Trung tâm Nội soi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Các công trình nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước chủ yếu liên quan đến nội soi mật tuỵ ngược dòng trong điều trị các bệnh lý sỏi mật tụy và các ứng dụng của Nội soi tiêu hóa trong phân loại tổn thương; các lĩnh vực thuộc về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện mốc giải phẫu và tổn thương ở trên ống tiêu hóa.
PGS.TS. Nguyễn Bình Hòa
Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương
Diễn giả
PGS.TS. Nguyễn Bình Hòa
Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương
Chức vụ hiện tại:
- Phó Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Phổi Trung ương;
- Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phổi Trung ương;
- Phó trưởng Ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia;
- Giám đốc Trung tâm hợp tác nghiên cứu lao và bệnh phổi Việt Nam.
Ông Trương Quốc Hùng
Tổng giám đốc Công ty VinBrain
Diễn giả
Ông Trương Quốc Hùng
Tổng giám đốc Công ty VinBrain
Ông Trương Quốc Hùng – Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của VinBrain, đầu tư bởi Tập đoàn Vingroup, tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam. Với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo và phần mềm, ông từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao tại các công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ và Canada, như Microsoft, Honeywell và IntelliCommunities. Trước khi thành lập VinBrain, ông là Giám đốc Kỹ thuật và Ươm tạo AI tại Microsoft Hoa Kỳ, trực tiếp báo cáo cho Phó chủ tịch MSAI. Ông là người tạo ra những thay đổi quan trọng cho các nền tảng sản phẩm AI được sử dụng bởi hàng trăm triệu người dùng trên toàn thế giới, như Email Smart Reply và iRanker.
Ông đã thành lập VinBrain với sứ mệnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và IoT nhằm góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao năng suất của con người. Ông đã dẫn dắt đội ngũ của mình triển khai DrAid™ - trợ lý bác sĩ được trang bị trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam - được sử dụng bởi hơn 100 bệnh viện trên toàn Việt Nam và Mỹ. DrAid™ cho chẩn đoán hình ảnh V1 là sản phẩm trí thông minh nhân tạo (AI) ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT dùng trong chẩn đoán X-quang phổi tại Việt Nam và Đông Nam Á được chấp thuận theo các tiêu chuẩn của FDA. Sự kiện này đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 quốc gia (trong đó có Mỹ, Anh, Israel, Úc, Hàn Quốc) được FDA chứng nhận sản phẩm AI hỗ trợ đánh giá các trường hợp chụp X-quang ngực thẳng có đặc điểm gợi ý tràn khí màn phổi. Năm 2021, VinBrain đã giành giải thưởng ACM SIGAI - trước đó, Microsoft Mỹ đã đoạt giải năm 2020, tiếp đến là Sony năm 2022.
Ông Hùng nhận Bằng Thạc sĩ Công nghệ thông tin Đại học Pheonix (Mỹ) năm 1997 và Cử nhân Khoa học Ứng dụng - Khoa học Kỹ thuật Đại học Toronto (Canada) năm 1989.
BS. CK2. Nguyễn Khắc Lê Sơn
Diễn giả
BS. CK2. Nguyễn Khắc Lê Sơn
Bệnh viện Chợ Rẫy
- Từ 04/2012 đến 09/2013: Bác sĩ điều trị tại khoa Cấp Cứu – Bệnh viện Chợ Rẫy; Phó Bí Thư Chi Đoàn Cấp cứu
- Từ 10/2013 đến 12/2018: Bác sĩ điều trị tại khoa Nội Tim Mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy
- Từ năm 2015 – 2018: Học lớp Chuyên khoa 1 Nội Tổng Quát tại Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
- Từ 07/2016 – 07/2019: Học Cử nhân Ngôn ngữ Anh hệ từ xa tại Đại Học Thái Nguyên
- Từ 12/2018 đến 12/2019: Học về Điện Sinh Lý tại Bệnh viện Severance – Đại Học Yonsei – Seoul – Hàn Quốc
- Từ 12/2019 đến nay: Bác sĩ điều trị tại khoa Nội Tim Mạch kiêm nhiệm khoa Điều Trị Rối Loạn Nhịp – Bệnh viện Chợ Rẫy
- Từ 2019 – 2022: Học lớp Chuyên khoa 2 Nội Tim Mạch tại trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
GS. TS. Nguyễn Thu Anh
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock
Diễn giả
GS. TS. Nguyễn Thu Anh
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock
GS. BS. Nguyễn Thu Anh là Giám đốc Quốc gia của Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, đồng thời là Giám đốc Điều hành kiêm Giám đốc Nghiên cứu của Viện Đại học Sydney Việt Nam. Bà là chuyên gia dịch tễ với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm, cũng như ứng dụng và phát triển công nghệ để kiểm soát các căn bệnh này. GS Nguyễn Thu Anh là một trong 23 tác giả được trao giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2022 cho cụm công trình nghiên cứu về bệnh hô hấp.
ThS. BSCKII. Phạm Trung Hiếu
Diễn giả
ThS. BSCKII. Phạm Trung Hiếu
Hệ thống y khoa Vinmec
Bác sĩ Phạm Trung Hiếu tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú Ngoại khoa và Bác sĩ chuyên khoa cấp II Chấn thương Chỉnh hình tại Đại học Y Hà Nội. Hiện Tiến sĩ Hiếu đang tiếp tục tham gia chương trình nghiên cứu sinh Tiến sĩ. Với nhiều năm kinh nghiệm và được tu nghiệp chuyên sâu tại các bệnh viện lớn của Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…, bác sĩ Phạm Trung Hiếu và các đồng nghiệp tại Trung tâm Y học chỉnh hình và thể thao Vinmec đã điều trị thành công và mang lại cuộc sống mới cho hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp hoặc chấn thương thể thao.
Bác sĩ Phạm Trung Hiếu đã tham gia nhiều nghiên cứu khoa học về Phẫu thuật khớp, Y học thể thao cũng như ứng dụng công nghệ 3D trong lĩnh vực chỉnh hình. Các công trình nghiên cứu về những vấn đề này đã được đăng trên nhiều tạp chí uy tín. Ngoài vai trò là Trưởng khoa Phẫu thuật Chậu hông tại Trung tâm Y học chỉnh hình và Thể thao Vinmec, bác sĩ Phạm Trung Hiếu còn phụ trách bộ môn Chấn thương chỉnh hình và phòng nghiên cứu 3D của VinUni.
PGS. TS. Nguyễn Vũ Trung
Viện trưởng Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh
Diễn giả
PGS. TS. Nguyễn Vũ Trung
Viện trưởng Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh
PGS. TS. BSCKII Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur tp Hồ Chí Minh, Viện thuộc Hệ thống Y tế Dự phòng, chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, giám sát, xét nghiệm, phòng chống dịch bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm của 20 tỉnh phía Nam, Việt Nam từ Lâm Đồng đến Cà Mau.
PGS. Trung tốt nghiệp BS, ThS chuyên ngành Vi sinh tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 1998 và Tốt nghiệp Tiến sĩ tại Viện Karolinska, Thuỵ Điển năm 2005 và được đào tạo sau Tiến sĩ tại Đại học Kyoto, Nhật Bản.
PGS. Nguyễn Vũ Trung được bổ nhiệm PGS tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2010.
PGS. Nguyễn Vũ Trung là Giảng viên của Trường Đại học Y Hà Nội từ năm 1999 đến năm 2022 và từng trải qua các vị trí công tác như Trưởng Bộ môn Vi sinh, Trưởng Bộ môn Vi sinh-Ký sinh trùng lâm sàng, Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Y học, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Thành viên Hội đồng Khoa học Giáo dục Trường Đại học Y Hà Nội. Từ năm 2006, PGS. TS Nguyễn Vũ Trung kiêm nghiệm thêm công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trên các cương vị Trưởng Khoa Xét nghiệm, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đến năm 2020. Từ năm 2020 đến 2022, PGS. Trung đảm nhận vị trí Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo Bộ Y tế.
PGS Trung cùng các đồng nghiệp đã triển khai và nghiệm thu nhiều đề tài Cấp nhà nước, cấp Bộ, nghị định thư, đề tài hợp tác quốc tế với nhiều nước trên thế giới.
TS. Đinh Xuân Thành
Phó Viện trưởng Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh
Diễn giả
TS. Đinh Xuân Thành
Phó Viện trưởng Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh
TS. BS Đinh Xuân Thành, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Viện thuộc Hệ thống Y tế Dự phòng, chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, giám sát, xét nghiệm, phòng chống dịch bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm của 20 tỉnh phía Nam, Việt Nam từ Lâm Đồng đến Cà Mau. TS. Đinh Xuân Thành tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa năm 2000, nhận bằng ThS chuyên ngành Răng Hàm Mặt năm 2006 và nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành Phẫu Thuật Hàm Mặt năm 2014 tại Trường Đại học Y Hà Nội. Nhận bằng Cử nhân Kinh tế - Tài Chính tại Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2019. TS. BS Đinh Xuân Thành là Bác sỹ điều trị tại Khoa Hồ sức - Cấp cứu và Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2001 – 2013; từ năm 2014 - 2019 là Giảng viên của Trường Đại học Y Hà Nội và giữ các chức vụ kiêm nhiệm: Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Răng Hàm Mặt; Phó trưởng Phòng Hành chính - Quản trị, Trường Đại học Y Hà Nội. Đã công bố sáng kiến được bảo hộ “Hệ thống cảnh báo thông minh” dành cho các Bệnh viện để chống bạo hành trong y tế.
Từ năm 2019 - 2022, TS. BS Đinh Xuân Thành công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị với chức vụ Trưởng Phòng Hàng chính – Quản trị.
Từ năm 2023 đến nay, TS. BS Đinh Xuân Thành công tác tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh với chức vụ Phó Viện trưởng.
GS. TS. Trần Diệp Tuấn
Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Diễn giả
GS. TS. Trần Diệp Tuấn
Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Bắc
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Diễn giả
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Bắc
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
ThS. BS. Chu Tấn Sĩ
Diễn giả
ThS. BS. Chu Tấn Sĩ
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Tp Hồ Chí Minh
Với 30 năm công tác, từng học tập và rèn luyện tại nhiều môi trường hàng đầu trong nước và quốc tế, Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Chu Tấn Sĩ đã và đang cống hiến hết mình cho ngành Y nói chung và cho lĩnh vực Ngoại Thần kinh nói riêng. Hiện ông là một trong những cánh chim đầu đàn của ngành phẫu thuật thần kinh tại Việt Nam,
Đặc biệt, ông được mệnh danh là “bàn tay vàng” trong điều trị các bệnh lý ngoại thần kinh nguy hiểm như: phẫu thuật u não, u tuyến yên, u trong ống sống – tủy sống, các bệnh lý thoái hóa cột sống như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, trượt đốt sống,… Bác sĩ Chu Tấn Sĩ đã tham gia nhiều ca mổ phức tạp và mang lại kết quả tốt đẹp cho người bệnh.
Dấu ấn đáng kể nhất có thể nhắc đến trong hoạt động chuyên môn của Ông đó là đã triển khai thành công phẫu thuật sọ não bằng hệ thống Robot Modus V Synaptive vào tháng 2 năm 2019. Đây là hệ thống đầu tiên được triển khai thành công tại Châu Á, đã đưa Ông trở thành Kỷ lục gia Châu Á, được nhà nước ghi nhận và trao tặng HCLĐ hạng III.
Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, Bác sĩ Chu Tấn Sĩ còn tham gia biên soạn các phác đồ điều trị chuyên ngành có tính ứng dụng thực tiễn cao. Ông còn là chủ nhiệm của nhiều công trình nghiên cứu hữu ích trong nước và quốc tế như: Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép đĩa đệm cột sống cổ; Đánh giá kết quả phẫu thuật Stereotaxy; Đánh giá kết quả phẫu thuật hẹp sọ ở trẻ em; Đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến yên qua xoang bướm, Phẫu thuật ít xâm lấn (MIS) vùng cột sống lưng, Phẫu thuật bắt vít chân cung qua da điều trị gãy cột sống thắt lưng;…
Không chỉ là “bàn tay vàng” trong phẫu thuật thần kinh, Bác sĩ Chu Tấn Sĩ còn từng là trưởng bộ môn, giảng viên chính của trường đại học Y khoa lớn tại TPHCM, dìu dắt, chia sẻ kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ y khoa tiếp bước. Ông nhiệt tình tham gia các chương trình tư vấn trực tuyến, giúp người dân hiểu đúng về các bệnh lý ngoại thần kinh từ đó chủ động thăm khám, điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
Với những đóng góp to lớn cho ngành y tế, Bác sĩ Chu Tấn Sĩ đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen giá trị như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012, danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2014, Huân chương lao động hạng III năm 2020, Kỷ lục gia Châu Á năm 2020,
Hiện tại, với châm ngôn “Quan trọng không phải vị trí bạn đang đứng mà là hướng bạn đang đi”, Bác sĩ Chu Tấn Sĩ đang đảm trách vị trí Trưởng khoa Phẫu thuật Thần Kinh, Trung tâm Khoa học Thần Kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
GS. TS. Nguyễn Văn Tuấn
Viện trưởng
Diễn giả
GS. TS. Nguyễn Văn Tuấn
Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Tâm Anh
GS. Nguyễn Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tâm Anh
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu y khoa, kể cả 20 năm làm giám đốc labo nghiên cứu di truyền loãng xương thuộc Viện Nghiên cứu y khoa Garvan và Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS). Ông được trao danh hiệu 'Giáo sư xuất sắc' (Distinguished Professor) của UTS, đồng thời là Giáo sư y khoa (kiêm nhiệm) của Đại học New South Wales (Australia). Cho đến nay ông là người Việt đầu tiên được bầu vào Viện hàn lâm y học Australia (AHMS), Viện hàn lâm khoa học bang New South Wales (RSN), và Viện sĩ Hiệp hội nghiên cứu loãng xương Hoa Kỳ (ASBMR).
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là tác giả hay đồng tác giả của hơn 350 công trình nghiên cứu được công bố trên các tập san y khoa hàng đầu trên thế giới như British Medical Journal, JAMA, Lancet, New England Journal of Medicine, Nature, Nature Genetics, Nature Reviews Endocrinology, và eLife. Ông là người phát kiến mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương và công cụ số BONEcheck đã được sử dụng toàn cầu. Những nghiên cứu của ông và đồng nghiệp được hơn 38000 trích dẫn (chỉ số H = 93), và ông được xếp vào nhóm các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới. Ông từng phụ trách biên tập cho các tập san trong chuyên ngành loãng xương như Journal of Bone and Mineral Research, Bone, Osteoporosis International, Osteoporosis and Sarcopenia.
Ông là một trong những sáng lập viên Hội Loãng xương TP.HCM và Liên minh Loãng xương Châu Á Thái Bình Dương (APCO). Ở Việt Nam, ông có nhiều đóng góp như nâng cao chuyên ngành loãng xương ở Việt Nam qua tổ chức, nghiên cứu, và đào tạo; nâng cao sự hiện diện của y học Việt Nam trên trường quốc tế qua công bố quốc tế; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các đồng nghiệp Việt Nam; đào tạo tiến sĩ ở trong nước; và truyền bá khoa học và y học. Ông được trao nhiều giải thưởng ở Việt Nam, Úc và trên thế giới, kể cả Huy chương Nhà nghiên cứu ngoại hạng của Đại học Công nghệ Sydney. Năm 2022, ông được Nữ hoàng Anh trao Huân chương Australian vì những đóng góp quan trọng cho nghiên cứu y khoa, phòng chống loãng xương, và giáo dục đại học.